HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI - CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THỰC PHẨM CÔNG DANH
Thuyết minh quy trình công nghệ:
CHỨC NĂNG: Tất cả nước thải sản xuất được tập trung qua giỏ tách rác thô vào bể thu gom kết hợp tách dầu mỡ. Rác thải và dầu mỡ được định kỳ thu gom bằng phương pháp thủ công. Sau đó nước thải được tự chảy qua bể điều hòa. THIẾT BỊ
CHỨC NĂNG: Chức năng chính của bể điều hoà là đạt được sự đồng đều, cân bằng và ổn định các thành phần có trong nước thải (BOD, COD, Nitơ,...) và ổn định lưu lượng. Bể điều hòa được xây bằng bê tông cốt thép và có cao độ đáy âm 3.0 mét so với mặt đất. Từ bể điều hoà nước thải được bơm sang bể keo tụ tạo bông trước khi chảy sang bể lắng hóa lý. THIẾT BỊ
CHỨC NĂNG: Có nhiệm vụ hòa trộn dung dịch phèn, polymer vào nước thải nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tạo bông. Trong bể có bố trí hệ thống cánh khuấy để hỗ trợ quá trình phản ứng diễn ra hiệu quả hơn. Nước thải sau khi qua bể keo tụ tạo bông được tự chảy qua bể lắng hóa lý. THIẾT BỊ
CHỨC NĂNG: Nước thải tự chảy qua bể lắng thông qua ống lắng trung tâm, phân bố đều từ tâm ra thành bể. Nước thải đi vào bể lắng chủ yếu chứa các bông bùn hóa lý ở trang thái lơ lửng trong nước. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông bùn này sẽ lắng xuống đáy bể và được định kỳ xả về bể chứa bùn. Nước thải sau đó được tự chảy về bể chứa trung gian trước khi bơm lên bể xử lý sinh học kỵ khí. THIẾT BỊ
CHỨC NĂNG: Tại đây nước thải được trộn lẫn với dòng bùn hiếu khí tuần hoàn nhờ thiết bị khuấy trộn chìm Máy khuấy trộn chìm đảm bảo nước trong bể được xáo trộn liên tục đồng thời tạo môi trường thiếu khí để vi sinh vật tham gia vào quá trình khử nitơ trong nước thải. Việc bố trí bể thiếu khí trước bể hiếu khí để tận dụng nồng độ chất hữu cơ còn trong nước thải làm thức ăn cho vi sinh vật tham gia vào quá trình khử nitrate mà không cần phải bổ sung dinh dưỡng từ bên ngoài. Điều này sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành của hệ thống. Quá trình nitrate hóa xảy ra ở bể hiếu khí nhờ lượng khí cấp vào trong bể. Các sản phẩm của quá trình nitrate hóa theo dòng tuần hoàn về bể thiếu khí và tham gia vào quá trình khử nitrate dưới điều kiện thiếu khí. Sau đó nước thải theo ống chảy qua bể xử lý sinh học hiếu khí THIẾT BỊ
CHỨC NĂNG:
Các quá trình sinh hóa trong bể hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được thể hiện trong các phương trình sau:
COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí —> CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác.
C5H7O2N (tế bào) + 5 O2 + vi khuẩn —> 5 CO2 + 2 H2O + NH3 + Năng lượng Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành carbonic và nước, vi khuẩn hiếu khí Nitrosomonas và Nitrobacter còn oxy hóa ammonia (NH3) thành nitrite (NO2-) và cuối cùng là nitrate (NO3-). Vi khuẩn Nitrosomonas: 2 NH4+ + 3 O2 —> 2 NO2- + 4 H+ + 2 H2O. Vi khuẩn Nitrobacter: 2 NO2- + O2 —> 2 NO3- Tổng hợp 2 phương trình trên trong quá trình Nitrat hóa: NH4+ + 2 O2 —> NO3- + 2 H+ + H2O Trong bể Anoxic: quá trình khử nitơ (denitrification) từ NO3- thành nitơ dạng khí N2 đảm bảo nồng độ nitơ trong nước đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn môi trường. Quá trình sinh học khử Nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải sử dụng Nitrate hoặc Nitrite như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy. Trong điều kiện không có oxy hoặc dưới nồng độ oxy giới hạn DO < 1.5 mg O2/L (điều kiện thiếu khí): C10H19O3N + 10 NO3- —> 5 N2 + 10 CO2 + 3 H2O + NH3 + 10 H+. Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi vi khuẩn khử nitrate chiếm khoảng 10-80% khối lượng vi khuẩn (bùn). Tốc độ khử nitơ càng cao khi tỉ lệ F/M (thức ăn / vi sinh vật) càng lớn. Nước thải sau đó được tự chảy qua bể lắng Lamen. THIẾT BỊ
Có nhiệm vụ lưu giữ bùn nhờ vào trọng lực làm tăng sinh khối bùn hoạt tính nhằm cung cấp tuần hoàn lại cho quá trình xử lý chất hữu cơ tại bể sinh học hiếu khí. Nước thải từ bể lắng sẽ được tự chảy ra hố ga thoát nước thải hiện hữu. THIẾT BỊ 01 bơm bùn, bơm bùn tuần hoàn về bể sinh học và bùn dư về bể chứa bùn.
CHỨC NĂNG: Bể có tác dụng lưu giữ và làm giảm thể tích bùn. Bùn được tách ra khỏi nước thêm một lần nữa và lắng xuống nhờ trọng lực. Bùn ở bể chứa bùn được lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định, sau đó được thu gom xử lý theo quy định. Phần nước trong bên trên sẽ được tự chảy về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Nước sau khi lắng tiếp tục chảy vào bể khử trùng để tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh còn sót lại trong nước thải. Sau đó nước được thu về hố ga thoát nước và tự chảy ra nguồn tiếp nhận. THIẾT BỊ
Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp Nhị Xuân. |